Sản Phẩm Chính Hãng 100%
Giảm đau, hạ sốt, cảm cúm

Viên nang Tydol codeine 500mg/8mg giảm đau cấp tính ở mức độ trung bình (10 vỉ x 10 viên)

Còn hàng
|
| Mã SP: BWP02647
150.000 ₫
  • Thuốc cần kê toa

    Không

  • Dạng bào chế

    Viên nang

  • Quy cách

    Hộp 10 vỉ x 10 viên

  • Nhà sản xuất

    Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm OPV

  • Nước sản xuất

    Việt Nam

  • Xuất xứ thương hiệu

    Việt Nam

  • Số đăng ký

    VD-11662-10

  • Hướng dẫn tra cứu số đăng ký thuốc được cấp phép
  • Thành phần chính

    Paracetamol; Codeine phosphate

  • Chú ý

    Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.

  • Giao hàng nhanh chóng

    Giao nhanh không đợi - hàng về tận nơi


  • Sản phẩm chính hãng, giá tốt

    Hàng chính hãng, giá cạnh tranh, nhiều ưu đãi


  • Mua sắm an toàn, tiện lợi

    Thuốc chuẩn an toàn, tiện lợi trong tay!

Cần giúp đỡ ?

Bewell Pharma luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Thông Tin Sản Phẩm

Thành Phần
Công Dụng
Cách Dùng
Tác Dụng Phụ
Lưu Ý
Bảo Quản

Danh sách thành phần:

Acetaminophen 500mg, codein phosphat 8mg.

Tá dược

Công dụng:

  • Chỉ định: chỉ định cho bệnh nhân trên 12 tuổi để giảm đau cấp tính ở mức độ trung binh khi các thuốc giảm đau khác như acetaminophen hay ibuprofen (đơn dộc) không có tác dụng, ví dụ: đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau răng, đau sau phẫu thuật, đau do thần kinh, đau do chấn thương, đau trong thấp khớp.
  • Dược lực học:
  • Acetaminophen (tên khác: paracetamol) là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, có tác dụng giảm đau bằng cách ngăn chặn sự phát sinh xung động gây đau ở ngoại vi. Thuốc có tác dụng hạ sốt bằng cách ức chế trung khu điều nhiệt vùng dưới đồi. Acetaminophen là thuốc giảm đau – hạ sốt có thể thay thế aspirin, tuy vậy acetaminophen không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau, acetaminophen có tác dụng giảm đau hạ sốt tương tự như aspirin. Acetaminophen làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Acetaminophen, với liều điều trị, ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng, viêm trợt hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat. Acetaminophen chuyển hóa chủ yếu qua phản ứng liên hợp sulfat và glucuronid. Một lượng nhỏ chuyển thành chất chuyển hóa độc, N-acetyl-p-benzoquinonimin (NAPQI). NAPQI được khử độc bằng glutathion và đào thải vào nước tiểu và/hoặc mật. Khi chất chuyển hóa không được liên hợp với glutathion sẽ gây độc cho các tế bào gan và gây hoại tử tế bào. Acetaminophen thường an toàn khi dùng với liều điều trị, vì lượng NAPQI được tạo thành tương đối ít và glutathion tạo thành trong tế bào gan đủ liên hợp với NAPQI. Tuy nhiên, khi dùng quá liều hoặc đôi khi với liều thường dùng ở một số người nhạy cảm (như suy dinh dưỡng, hoặc tương tác thuốc, nghiện rượu, cơ địa di truyền), nồng độ NAPQI có thể tích lũy gây độc cho gan.
  • Codein là một thuốc giảm đau trung ương có tác dụng yếu. Codein có tác dụng thông qua các thụ thể µ opioid, mặc dù vậy codein có ái lực thấp đối với các thụ thể này và tác dụng giảm đau của thuốc có được là do codein được chuyển hóa thành morphin. Codein, đặc biệt khi phối hợp với các thuốc giảm đau khác như acetaminophen, đã được chứng minh là có hiệu quả trong giảm đau do cảm thụ thần kinh cấp tính.
  • Dược động học:
  • Acetaminophen được hấp thu nhanh từ đường tiêu hóa với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 30-60 phút sau khi uống. Acetaminophen được phân bố trong hầu hết trong các mô của cơ thể. Acetaminophen qua nhau thai và hiện diện trong sữa mẹ. Gắn kết với protein huyết tương không đáng kể với nồng độ điều trị thông thường nhưng gắn kết sẽ tăng khi nồng độ tăng. Thời gian bán hủy của acetaminophen thay đổi từ khoảng 1 đến 3 giờ. Acetaminophen được chuyển hóa chủ yếu ở gan và bài tiết trong nước tiểu chủ yếu dưới dạng liên hợp glucuronid (60-80%) và liên hợp sulphat (20-30%). Dưới 5% được bài tiết dưới dạng acetaminophen không đổi. Một phần nhỏ (dưới 4%) được chuyển hóa thông qua hệ thống cytochrom P450.
  • Codein và muối của nó được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Sau khi uống, nồng độ đỉnh codein phosphat trong máu đạt được sau 1 giờ. Codein bị chuyển hoá ở gan bởi khử methyl tạo thành morphin, norcodein và những những chất chuyển hóa khác như normorphin và hydrocodon. Sự chuyển hóa thành morphin gián tiếp chịu tác dụng của cytochrom P450 isoenzym CYP2D6 và tác dụng này rất khác nhau do ảnh hưởng của cấu trúc gen.
  • Codein và sản phẩm chuyển hóa của nó được thải trừ chủ yếu qua thận và nước tiểu dưới dạng liên hợp với acid glucuronic. Thời gian bán thải là 3 – 4 giờ sau khi uống hoặc tiêm bắp. Codein qua được nhau thai và phân bố vào sữa mẹ.

Cách dùng và liều dùng:

  • Cách dùng: dùng đường uống
  • Liều dùng:
  • Người lớn: 1 hoặc 2 viên mỗi 4-6 giờ với liều tối đa là 8 viên trong thời gian 24 giờ.
  • Trẻ em từ 12-18 tuổi: 1 hoặc 2 viên mỗi 6 giờ với liều tối đa la 8 viên trong thời gian 24 giờ.
  • Liều dùng của codein tùy thuộc vào khối lượng cơ thể (0,5-1mg/kg)
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Tydol Codeine không được khuyến cáo để điều trị giảm đau do nguy cơ ngộ độc opioid bởi các thay đổi không thể dự đoán truớc trong quá trình chuyển hóa codein thành morphin.
  • Xử trí quá liều:
  • Triệu chứng quá liều acetaminophen: Buồn nôn, ói mửa, chán ăn, xanh xao, đau bụng. Dùng quá liều acetaminophen có thể gây suy gan. Dùng liều quá cao, trên 10 g ở người lớn (liều thấp hơn ở người nghiện rượu) và trên 150 mg/kg thể trọng ở trẻ em, dùng liều đơn có thể gây phân hủy tế bào gan đưa đến hoại tử hoàn toàn và không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, bệnh lý não dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
  • Xử trí quá liều acetaminophen: Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Dùng thuốc giải độc N-acetylcystein dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Triệu chứng quá liều codein phosphat: Suy hô hấp, lơ mơ dẫn đến trạng thái đờ đẫn hoặc hôn mê. Mềm cơ, da lạnh và ẩm, đôi khi mạch chậm và hạ huyết áp. Trong trường hợp nặng: ngừng thở, truỵ mạch, ngừng tim và có thể tử vong.
  • Xử trí quá liều codein phosphat: phải phục hồi hô hấp bằng cách cung cấp dưỡng khí và hô hấp hỗ trợ kiểm soát. Chỉ định naloxon ngay bằng đường tiêm tĩnh mạch trong trường hợp nặng.
  • Xử trí quên liều:

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, phát ban ở da và ngứa. Những tác dụng phụ khác như nôn ra máu, loét dạ dày hoặc tá tràng, giữ nước, thiếu máu và tăng men gan đã được báo cáo.

Những lưu ý khi sử dụng:

  • Chống chỉ định:
  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Suy hô hấp, bệnh gan, thiếu G6PD. Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú (xem phần Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú).
  • Những bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh.
  • Không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Trẻ em từ ở đến 18 tuổi vừa thực hiện thủ thuật cắt amidan và/hoặc nạo VA để điều trị hội chứng ngưng thờ khi ngủ liên quan đến tắc nghẽn đường thở do các bệnh nhân này có nguy cơ cao xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng và đe dọa tính mạng
  • Thận trọng:
  • Ảnh hưởng khả năng lái xe & vận hành máy móc: gây buồn ngủ
  • Phụ nữ thời kì mang thai & cho con bú: Chống chỉ định
  • Tương tác thuốc:
  • Salicylat và NSAID: Dùng đồng thời kéo dài acetaminophen và salicylat hay các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ lên thận.
  • Coumarin: Liều cao acetaminophen lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân đang dùng warfarin và các dẫn xuất coumarin khác. Theo dõi sự đông máu và các biến chứng chảy máu là cần thiết.
  • Cloramphenicol: Acetaminophen có thể làm chậm sự thải trừ cloramphenicol, dẫn đến nguy cơ tăng độc tính.
  • Diflunisal: Diflunisal có thể làm tăng 50% nồng độ trong huyết tương của acetaminophen.
  • Thuốc kháng cholinergic: Dùng đồng thời codein và các tác nhân kháng cholinergic có thể làm tăng nguy cơ táo bón nặng và/hoặc bí tiểu. Các thuốc làm giảm quá trình làm rỗng dạ dày, có thể làm giảm sự hấp thu của acetaminophen.
  • Colestyramin: Colestyramin làm giảm sự hấp thu của acetaminophen nếu uống acetaminophen trong vòng một giờ.
  • Propanthelin: Việc giảm quá trình làm rỗng dạ dày có thể làm giảm sự hấp thu của acetaminophen.
  • Rifampicin: Dùng đồng thời có thể làm tăng khả năng nhiễm độc acetaminophen.
  • Rượu: Codein có thể làm tăng tác dụng của rượu và khả năng gây độc của acetaminophen có thể tăng lên do dùng đồng thời.
  • Metoclopramid: Codein có thể đối kháng tác dụng của metoclopramid trên nhu động ruột. Hấp thu acetaminophen được tăng lên bởi các loại thuốc làm tăng quá trình làm rỗng dạ dày.
  • Thuốc giảm đau opioid: Dùng đồng thời codein và chất chủ vận opioid khác thường không thích hợp do hiệp lực ức chế hệ thần kinh trung ương, ức chế hô hấp và hạ huyết áp có thể xảy ra. Thuốc giảm đau gây ngủ có thể làm giảm quá trình làm rỗng dạ dày và do đó làm giảm sự hấp thu acetaminophen.
  • Thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc mê toàn thân và ức chế thần kinh trung ương: Codein có thể làm tăng tác dụng của các loại thuốc này. Dùng đồng thời các thuốc an thần có thể làm tăng tác dụng ức chế hô hấp của codein.
  • Barbiturat và thuốc chống động kinh: Khả năng gây độc của acetaminophen có thể tăng lên do dùng đồng thời với các tác nhân cảm ứng enzym như rượu, barbiturat hay thuốc chống động kinh (như phenobarbital, phenytoin, carbamazepin, topiramat).
  • Zidovudin: Khi dùng đồng thời với zidovudin, tăng xu hướng giảm bạch cầu hoặc nhiễm độc gan có thể tiến triển. Cần phải tránh sự kết hợp acetaminophen/codein và zidovudin đặc biệt thường xuyên hoặc nhiều liều. Nếu dùng đồng thời acetaminophen và zidovudin thì nên theo dõi lượng bạch cầu và kiểm tra chức năng gan, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.
  • Thuốc trị tiêu chảy, ức chế nhu động ruột (bao gồm cao lanh, pectin, loperamid): Dùng đồng thời các thuốc này với codein có thể làm tăng nguy cơ táo bón nặng.
  • Thuốc ức chế monoamin oxidase: Các thuốc ức chế MAO không chọn lọc có thể làm tăng tác dụng của các thuốc opioid, dẫn đến sự lo lắng, bối rối và suy hô hấp đáng kể. Các phản ứng nặng và đôi khi gây tử vong đã xảy ra ở những bệnh nhân dùng đồng thời các thuốc ức chế MAO và pethidin.
  • Không nên dùng codein cho bệnh nhân đang dùng ức chế MAO không chọn lọc hoặc trong vòng 10 ngày sau khi ngưng điều trị. Do không biết liệu có một sự tương tác giữa thuốc ức chế MAO chọn lọc (các thuốc ức chế thuận nghịch monoamin oxidase A) và codein, cần thận trọng với sự kết hợp thuốc này.
  • Thuốc chống tăng huyết áp: Tác dụng hạ huyết áp của thuốc chống tăng huyết áp có thể tăng khi dùng đồng thời với codein và dẫn đến hạ huyết áp thế đứng.
  • Thuốc chẹn thần kinh cơ: Codein có thể làm tăng tác động của các thuốc chẹn thần kinh cơ dẫn đến tăng ức chế hô hấp.
  • Flucloxacilin: Dùng đồng thời flucloxacilin với acetaminophen có thể dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa, đặc biệt là ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ suy giảm glutathion, chẳng hạn như nhiễm khuẩn huyết, suy dinh dưỡng hoặc nghiện rượu mạn tính.
  • Tương kỵ thuốc:

Cách bảo quản:

Để thuốc nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Huỳnh Huệ Nhi
Nội dung đã được kiểm duyệt
Dược sĩ Đại học Huỳnh Huệ Nhi

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng. Có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là Quản lý tại nhà thuốc Bewell Pharma.

Chứng chỉ hành nghề Dược 14151/CCHN-D-SYT-HCM do Sở Y Tế TPHCM cấp.

Sản phẩm tương tự

Sản phẩm tương tự

Hãy là người đầu tiên đánh giá

Chia sẻ trải nghiệm của bạn về sản phẩm này và giúp khách hàng khác đưa ra quyết định sáng suốt.

Tủ Thuốc Của Mọi Gia Đình
Chăm Sóc Sức Khỏe Toàn Diện, Đồng Hành Cùng Gia Đình Bạn !
© Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Bewell Pharma
Địa chỉ: 131 Cách Mạng Tháng 8, Phường 05, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 1900 066 855 Email: [email protected]
Số ĐKKD 0318692458 cấp ngày 30/09/2024 tại Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM